Áo dài
Tiền công may một áo: 85 đô la
Tiền mua vải một áo: từ 55 đô la trở lên.
Quí khách có thể đem lại vải riêng của mình.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_d%C3%A0i
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Áo dài, nón lá
Các thiếu nữ Phan
Thiết biểu diễn múa trong trang phục áo dài và nón
lá
Áo dài trong Hội nghị APEC tổ chức
tại Hà
Nội năm 2006
Áo dài là loại trang
phục truyền thống của Việt
Nam, che thân người
từ cổ
đến hoặc quá đầu gối,
dành cho cả nam
lẫn nữ.
Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ
hội trang trọng, hoặc nữ sinh
mặc khi đi học.
[sửa] Lịch sử
[sửa] Tiền thân
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng
ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y
phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình
khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay
khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử
gia Đào Duy Anh viết, "Theo
sách Sử
ký chép thì người Văn
Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả
nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm
Diên dạy cho dân quận Cửu
Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời
sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài
áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay
phải"[1].
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh,
tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì
hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy
tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc
quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn
khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ,
dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được
thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt
nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra
ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi
vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải,
gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu
áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng
dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân
với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con;
thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân
hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn)
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân
thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có
bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường
theo quan điểm Nho giáo và ngũ
hành theo triết học Đông phương.
[sửa] Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát
Các bộ phận của một chiếc áo dài phổ biến
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem
là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt
Nam.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung
Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của
người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt
dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng
Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh
Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc
chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp,
mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này,
để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ
về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong
sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài
Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn
tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải
khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống
tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (sách Đại Nam Thực
Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa
Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình
thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều
chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào
thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ
Hán hoặc chữ
Nôm[2],
áo dài viết bằng chữ Nôm là 襖長[cần dẫn nguồn].
Áo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do
những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và
tách rời Đàng Trong thành quốc gia
riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú
mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần
hai ống). Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần
pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống như áo dài
phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế"
ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam (Xem thêm Liên kết ngoài, bài Sự Tích Áo
Dài Việt Nam). Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ
nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và quan điểm
trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò
của Vũ Vương như là "nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên".
[sửa] Thời vua Minh Mạng
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc
váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính
đời vua Lê Huyền Tông, tháng
3 năm 1665
với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần
không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Vậy có thể
nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia
Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì
phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh
Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy
và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta
hãi hùng!
[sửa] "Đời sống mới"
Năm 1947
trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt
giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết
kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu
Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống
mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo
vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài
tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có
thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời
sống mới[3].
Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là
trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17.
[sửa] Áo dài Le Mur
"Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng
Pháp của Cát Tường, một họa
sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện
một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt
trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm
dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo
những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo.
Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở
áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có
nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá,
như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc
cho đúng mốt phải với quần xa tanh
trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân
thời này đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa"
(như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng).
[sửa] Áo dài Lê Phổ
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi
của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân
vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt
dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và
cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam
đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng
trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ
nguyên.
[sửa] Áo dài với tay giác lăng
Nữ sinh mặc áo dài đến trường
Thập niên 1960 có nhà may
Dung ở Dakao,
Sài
Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan
(giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo
dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở
chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy
dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân
hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng
đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá
của một số nhà thiết kế.
[sửa] Áo dài miniraglan
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo
dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín
đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ
thương.
[sửa] Áo dài cổ thuyền
Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước
Việt Nam Cộng Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ
áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ
Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được
‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà
phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam
Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án
nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến
đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu thêm cho tròn chứ không ngắn như bản
gốc.
[sửa] Một biểu trưng của Việt Nam
Áo dài màu trắng
Khác với kimono
của Nhật Bản hay hanbok
của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt
Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không
bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm
trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một
cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu
kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân
đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô
dâu) thì thêm áo choàng
và chiếc khăn đóng
truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là
điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm
sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ
chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng
thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm,
lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng
cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản
xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi
may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
[sửa] Trong thơ ca
Sinh viên khoa Nghệ thuật Trường Đại học Sài Gòn tham
gia văn nghệ chào mừng ngày 20/11 năm 2009
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được
nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi
tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên
Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm
hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt
mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà
Đông...
"Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm Thiên Thư kể về chuyện
tình thuở học sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét
phác họa:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài".
Phạm
Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài
khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà
áo vờn bay...
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em bikili
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt
Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương
Đông (Tháng giêng, chim)
đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu
hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur)
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký
ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo
xanh (Áo xanh)
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy
Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng
trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa
hồng (Áo trắng).
Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt
Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn
thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ
sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa"
nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập
chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường
xa áo bay... (Hạ
trắng)
"Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới
lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé
khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như
mây hồng":
Xin cho em một chiếc áo dài,
cho em đi mua xuân tới rồi
Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy
chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình
từ thập niên 1940:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt
tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê
nghèo)
Bài "Một thoáng quê hương" của Từ
Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em... bay, bay, bay, bay...
trong gió nhẹ nhàng...
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay
ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê
hương ở đó... em ơi...
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi
áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh.
Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em
màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo
em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày
vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ trông thấy nhau(Ngàn
thu áo tím)
[sửa] Trong hội họa
Thiếu nữ bên hoa huệ
Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ"
của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm
1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi
tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa
huệ.
[sửa] Áo dài nam
Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai
ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu
sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc
lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định
trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn
ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy
tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy
đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng
được" (trích sắc dụ này).
Cụ già cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên Đán
Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ
về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác
biệt với lối ăn mặc của người khách trú.
Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên
phải giống như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào
Duy Anh, đã chú dẫn trên phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự
khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra
ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng
(tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc phục sơ khai"
của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu "nhà
Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến
thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho
gần gũi chiếc áo dài nữ phục.
Kể từ năm 1952
thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng
Trần Văn Hữu đã ấn định quốc
phục cho các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buỏi lẽ mang tính cách
tôn
giáo hay lịch
sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng.[4]
Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới
đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ
Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng
về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt
Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.
Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục.
Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ
già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn
xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại
tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại
Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế
APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
[sửa] Hình ảnh
Áo dài đầu thế kỷ 20
Áo dài nữ trong Hội nghị APEC
Thiếu nữ bên bờ Hồ
Gươm, Hà Nội
Áo dài trong một hội diễn tại Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam.
Wikipe-tan mặc áo dài
Tượng Đức Mẹ trong trang phục áo dài,
Nhà thờ Phát Diệm
Nữ sinh áo dài
Cô dâu trong trang phục áo dài
Một trẻ em Việt Nam trong trang phục áo dài, khăn
xếp
[sửa] Chú thích
- ^ Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa Sử,
trang 172
- ^ Chữ Quốc Ngữ chưa được
dùng phổ biến cho đến cuối thế kỷ 19, khi Pháp đang cai trị Việt Nam
- ^ Tân Sinh, "Đời sống mới", Ban vận
động Đời sống mới 1947, hoặc
Hồ Chí Minh, Về đạo đức cách mạng, trang 14, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, năm 2007 - ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi
hành Năm XV, số 173, Tháng Ba, 2011. tr 6
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
|
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Áo dài
|
Thể loại: Trang thiếu chú thích
trong bài | Trang phục Việt Nam
| Trang phục nữ | Áo dài | Trang phục truyền thống
Labor: $85.00 per Áo Dài.
Fabric: from $55.00 per Áo Dài, or Customer can bring in fabric.
Vòng
cổ
Đo quanh cổ, hai đầu dây giao nhau tại chỗ lõm ức cổ.
Vòng
ngực
Đo quanh vòng ngực chỗ lớn nhất.
Lưu ý: Khi đo phải mặc áo ngực nâng chính xác. .
Ngực
trên
Đo quanh vùng trên ngực sát nách.
Vòng
eo trên
Buộc một sợi dây quanh eo ngay đốt xương cuối cùng, rồi đo quanh vòng eo chỗ
nhỏ nhất.
Vòng
eo dưới
Đo ngay chỗ xương hông, đo quanh lưng quần.
Hạ
eo
Đo từ xương ót đến đốt xương cuối cùng chỗ có buộc sợi dây.
Hạ ngực
Đo từ vai sát chân cổ xuống đầu ngực.
Ngực
ngang
Đo từ đỉnh đầu ngực bên này sang đỉnh đầu ngực bên kia.
Vòng
nách
Đo sát quanh vòng nách.
Bắp
tay
Đo quanh bắp tay chỗ lớn nhất.
Khủy tay
Đo vòng quanh khủy tay chỗ lớn nhất.
Dài
tay
Đo từ xương ót sau cổ xuôi theo vai thẳng xuống qua mắt cá tay 2 phân.
Vai
Đo từ đầu vai bên này sang đầu vai bên kia. Nếu may cổ thuyền muốn rộng cổ
bao nhiêu thì cứ cho thước ra vai bấy nhiêu.
Dài
áo
Đo từ vai sát chân cổ, hạ thước dây xuống muốn dài bao nhiêu tùy ý.
Lưu ý: nhớ mang guốc cao gót khi đo dài áo.
Dài
quần
Đo từ eo lưng quần xuống chân gót giày.
Lưu ý: Nếu thích mặc quần lưng xệ phải ghi rõ.
Bắp
đùi
Đo vòng quanh đùi chỗ lớn nhất.
Vòng
đầu
Đo quanh vòng đầu nếu áo cưới có vành mấn.
Vòng
mông
Đo vòng ngang mông chỗ lớn nhất.
From Wikipedia, the free
encyclopedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Ao_dai
A woman wears an ao dai before the Saigon Central Post Office.
For a time condemned as decadent by the country's rulers, the dress
experienced a revival in the 1990s and is once again considered a national
costume.
The ao dai (Vietnamese: áo dài) is a Vietnamese
national costume, now most
commonly for women. In its current form, it is a tight-fitting silk tunic
worn over pantaloons.
The word is pronounced [ǎːwzâːj].
Áo is derived from a Middle
Chinese word meaning "padded
coat" (襖).[1]
Dài means "long".[1]
The word "ao dai" was originally applied to the outfit worn at
the court of the Nguyễn Lords at Huế
in the 18th century. This outfit evolved into the áo ngũ thân, a
five-paneled aristocratic gown worn
in the 19th and early 20th centuries. Inspired by Paris fashions, Nguyễn Cát
Tường and other artists associated with Hanoi
University redesigned the ngũ thân as a modern dress in the
1920s and 1930s.[2]
The updated look was promoted by the artists and magazines of Tự Lực văn đoàn
(Self-Reliant Literary Group) as a national costume for the modern era. In
the 1950s, Saigon
designers tightened the fit to produce the version worn by Vietnamese women
today.[2]
The dress was extremely popular in South
Vietnam in the 1960s and early 1970s. On Tết
and other occasions, Vietnamese men may wear an áo gấm (brocade
robe),
a version of the ao dai made of thicker fabric.
Academic commentary on the ao dai emphasizes the way the dress ties
feminine beauty to Vietnamese nationalism, especially in the form of
"Miss Ao Dai" pageants, popular both among overseas Vietnamese and in
Vietnam itself.[3]
"Ao dai" is one of the few Vietnamese words that appear in
English-language dictionaries.[nb
1]
[edit]
Parts of dress
Diagram that shows the parts of an ao dai.
Nút bấm thân áo: hooks
(used as fasteners) and holes
ống tay: sleeve
Đường ben: inside seam
Nút móc kết thúc: main
hook and hole
Tà sau: back flap
Khuy cổ: collar button
Cổ áo: collar
Đường may: seam
ống tay: sleeve
Kích (eo): waist
Tà trước: front flap
The ao dai can be worn with a nón lá (pointed leaf hat), a style
associated with Huế. On weddings and other formal occasions, a circular
headgear called a khăn đóng is worn.
[edit] History
The áo tứ thân as worn in
the North, 1800s
[edit] 18th century
Peasant women typically wore a halter top (Vietnamese: áo yếm) underneath a blouse or overcoat,
that was paired with a skirt (váy).[4]
Influenced by the fashions of China's imperial court, aristocrats favored
less revealing clothes.[5]
In 1744, Lord Nguyễn Phúc Khoát of Huế
decreed that both men and women at his court wear trousers and a gown with
buttons down the front.[2][nb
2] Writer Lê Quý Đôn described the
newfangled outfit as an áo dài (long garment).[nb
3] The members of the southern court were thus distinguished
from the courtiers of the Trịnh
Lords in Hanoi, who wore a split-sided jacket and a long skirt.[6]
[edit] 19th century
The áo tứ thân, a
traditional four-paneled gown, evolved into the five-paneled áo ngũ thân
in the early 19th century.[6]
Ngũ is Sino-Vietnamese for "five." It refers not only to the
number of panels, but also to the five elements in oriental cosmology. The áo
ngũ thân had a loose fit and sometimes had wide sleeves. Wearers could
display their prosperity by putting on multiple layers of fabric, which at
that time was costly. Despite Vietnam's tropical climate, northern
aristocrats were known to wear three to five layers.
Two women wear áo ngũ thân, the form of the ao dai worn in
the nineteenth and early twentieth centuries
The áo ngũ thân had two flaps sewn together in the back, two flaps
sewn together in the front, and a "baby flap" hidden underneath the
main front flap. The gown appeared to have two-flaps with slits on both
sides, features preserved in the later ao dai. Compared to a modern ao dai,
the front and back flaps were much broader and the fit looser. It had a high
collar and was buttoned in the same fashion as a modern ao dai. Women could
wear the dress with the top few buttons undone, revealing a glimpse of their yếm
underneath.
[edit] 20th century
[edit] Modernization of style
In 1930, Hanoi artist Cát Tường, also known as Le Mur, designed a dress
inspired by the áo ngũ thân and by Paris fashions. It reached to the
floor and fit the curves of the body by using darts and a nipped-in waist.[7]
When fabric became inexpensive, the rationale multiple layers and thick flaps
disappeared. Modern texile manufacture allowed for wider panels, eliminating
the need to sew narrow panels together. The áo dài Le Mur, or
"trendy" ao dai, created a sensation when model Nguyễn Thị Hậu wore
it for a feature published by the newspaper Today in January 1935.[8]
The style was promoted by the artists of Tự Lực văn đoàn ("Self-Reliant
Literary Group") as a national costume for the modern era.[9]
The painter Lê Phô introduced several popular styles of ao dai beginning in
1934. Such Westernized garments temporarily disappeared during World
War II (1939–45).
This woman wears a white ao dai in front of Hồ
Gươm Lake in Hanoi.
In the 1950s, Saigon designers tightened the fit of the ao dai to create
the version commonly seen today.[2]
Trần Kim of Thiết Lập Tailors and Dũng of Dũng Tailors created a dress with raglan
sleeves and a diagonal seam that runs from the collar to the underarm.[2]
The infamous Madame Nhu, first lady of
South Vietnam, popularized a collarless version beginning in 1958. The ao dai
was most popular from 1960 to 1975.[10]
A brightly colored áo dài hippy was introduced in 1968.[11]
The áo dài mini, a version designed for practical use and convenience,
had slits that extended above the waist and panels that reached only to the
knee.[7]
[edit] The communist period
The ao dai has always been more common in the South than in the North. The
communists, who gained power in the North in 1954 and in the South in the
1975, had conflicted feelings about the ao dai. They praised it as a national
costume and one was worn to the Paris Peace Conference
(1968–73) by Vietcong
negotiator Nguyễn Thị Bình.[12]
Yet Westernized versions of the dress and those associated with
"decadent" Saigon of the 1960s and early 1970s were condemned.[13]
Economic crisis, famine, and war with Cambodia combined to make the 1980s a
fashion low point.[6]
The ao dai was rarely worn except at weddings and other formal occasions,
with the older, looser-fitting style preferred.[13]
Overseas Vietnamese, meanwhile, kept tradition alive with "Miss Ao
Dai" pageants (Hoa Hậu Áo Dài), the most notable one held
annually in Long Beach, California.[2]
The ao dai experienced a revival beginning in late 1980s, when state
enterprise and schools began adopting the dress as a uniform again.[2]
In 1989, 16,000 Vietnamese attended a Miss Ao Dai Beauty Contest held in Ho
Chi Minh City (formerly Saigon).[14]
When the Miss International Pageant in Tokyo gave its "Best National Costume"
award to an ao dai-clad Trường Quỳnh Mai in 1995, Thời Trang Trẻ (New
Fashion Magazine) gushed that Vietnam's "national soul" was
"once again honored."[15]
An "ao dai craze" followed that lasted for several years and led to
wider use of the dress as a school uniform.[16]
[edit] Present day
No longer controversial politically, ao dai fashion design is supported by
the Vietnamese government.[6]
It often called the áo dài Việt Nam to link it to patriotic feeling.
Designer Le Si Hoang is a celebrity in Vietnam and his shop in Ho Chi Minh
City is the place to visit for those who admire the dress.[6]
In Hanoi, tourists get fitted for ao dai on Luong Van Can Street.[17]
The elegant city of Huế in the central region is known for its ao dai, nón
lá (leaf hats), and well-dressed women.
The ao dai is now standard for weddings, for celebrating Tết and for other
formal occasions. A plain white ao dai is a common high school school
uniform in the whole country. Companies often require their female
staff to wear uniforms that include the ao dai, so flight
attendants, receptionists, restaurant
staff, and hotel workers in Vietnam may be seen wearing it.
A schoolgirl in a white ao dai and a nón
lá (leaf hat). This ensemble is associated with the central
city of Huế
The most popular style of ao dai fits tightly around the wearer's upper torso,
emphasizing her bust and curves. Although the dress covers the entire body,
it is thought to be provocative, especially when it is made of thin fabric.
"The ao dai covers everything, but hides nothing", according to one
saying.[12]
The dress must be individually fitted and usually requires several weeks for
a tailor to complete. An ao dai costs about $200 in the United States and
about $40 in Vietnam.[18]
"Symbolically, the ao dai invokes nostalgia and timelessness
associated with a gendered image of the homeland for which many Vietnamese
people throughout the diaspora yearn", wrote Nhi T. Lieu, an assistant
professor at the University of Texas at Austin.[3]
The difficulties of working while wearing an ao dai link the dress to frailty
and innocence, she wrote.[3]
Vietnamese writers who favor the use of the ao dai as a school uniform cite
the inconvenience of wearing it as an advantage, a way of teaching students
feminine behavior such as modesty, caution, and a refined manner.[16]
The ao dai is featured in an array of Vietnam-themed or related movies. In
Good Morning Vietnam
(1987), Robin Williams's character
is wowed by ao dai-clad women when he first arrives in Saigon. The 1992 films
Indochine and The Lover inspired
several international fashion houses to design ao dai collections,[19]
including Prada's
SS08 collection and a Georgio Armani collection.
In the Vietnamese film The White Silk Dress
(2007), an ao dai is the sole legacy that the mother of a poverty-stricken
family has to pass on to her daughters.[20]
The Hanoi City Complex, a 65-story building now under construction, will have
an ao dai-inspired design.[21]
Vietnamese designers created ao dai for the contestants in the Miss
Universe beauty contest, which was held July 2008 in Nha
Trang, Vietnam.[22]
[edit] Gallery
|